Sóng VHF là gì? Sóng VHF trong micro không dây và bộ đàm

Lạc Việt Audio 03/09/2020 4935 lượt xem

Sóng VHF là một trong những dải tần số quan trọng, được ứng dụng rất nhiều cho các thiết bị phục vụ đời sống con người. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại hình này, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé

Xem thêm:

Sóng VHF là gì?

Tần số rất cao (VHF) là chỉ định của ITU cho dải sóng điện từ tần số vô tuyến (sóng vô tuyến) từ 30 đến 300 megahertz (MHz), với bước sóng tương ứng từ mười mét đến một mét. Các tần số ngay dưới VHF được ký hiệu là tần số cao (HF) và tần số cao hơn tiếp theo được gọi là tần số siêu cao (UHF).

Sử dụng phổ biến cho sóng vô tuyến trong băng tần VHF là phát sóng âm thanh kỹ thuật số (DAB) và phát sóng FM, phát sóng truyền hình, hệ thống vô tuyến di động mặt đất hai chiều, truyền dữ liệu tầm xa lên đến hàng chục km với modem radio, radio nghiệp dư và thông tin liên lạc hàng hải.

Ở châu Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, VHF Band I được sử dụng để truyền hình analog. Là một phần của quá trình chuyển đổi trên toàn thế giới sang truyền hình kỹ thuật số mặt đất, hầu hết các quốc gia đều yêu cầu các đài truyền hình phát sóng truyền hình trong phạm vi VHF bằng cách sử dụng định dạng kỹ thuật số thay vì tương tự.

Sóng VHF là gì

Đặc điểm truyền dẫn sóng VHF

Sóng vô tuyến trong băng tần VHF lan truyền chủ yếu bằng các đường truyền thẳng và chạm đất; không giống như trong HF ban nhạc chỉ có một số phản ánh ở tần số thấp từ tầng điện ly (SkyWave tuyên truyền). Chúng không theo đường viền của Trái đất dưới dạng sóng mặt đất và do đó bị chặn bởi các ngọn đồi và núi, mặc dù vì chúng bị khúc xạ yếu (bị uốn cong) bởi bầu khí quyển mà chúng có thể di chuyển ra ngoài đường chân trời đến khoảng 160 km (100 dặm).

Chúng có thể xuyên qua các bức tường của tòa nhà và được nhận trong nhà, mặc dù trong các khu vực đô thị phản xạ từ các tòa nhà gây ra sự lan truyền đa luồng, có thể can thiệp vào việc tiếp nhận truyền hình. Nhiễu và nhiễu vô tuyến khí quyển (RFI) từ thiết bị điện ít gặp vấn đề ở dải tần này và dải tần số cao hơn so với tần số thấp hơn. 

Băng tần VHF là băng tần đầu tiên có ăng ten phát hiệu quả đủ nhỏ để có thể gắn trên phương tiện và thiết bị cầm tay, vì vậy băng tần này được sử dụng cho các hệ thống vô tuyến di động mặt đất hai chiều, như bộ đàm và radio hai chiều liên lạc với máy bay (Airband) và tàu (đài phát thanh hàng hải). Thỉnh thoảng, khi điều kiện phù hợp, sóng VHF có thể truyền đi một quãng đường dài bằng ống gió tầng đối lưu do khúc xạ bởi độ dốc nhiệt độ trong khí quyển.

Đặc điểm truyền dẫn sóng VHF

Tần Số VHF trên micro là gì?

Vì đặc tính khác biệt của mình mà sóng VHF được ứng dụng phổ biến trên micro không dây. Thông qua tần số sóng cao, thiết bị có khả năng phát, nhận dữ liệu trong phạm vi 50m với các bước sóng lớn hơn UHF. Thông thường, dải tần số này thường thiết lập từ 150 đến 216 Mhz mang đến nhiều tính năng đặc biệt trong quá trình sử dụng.

Tần Số VHF trên micro là gì

Ưu, nhược điểm của tần số sóng VHF trên micro không dây

Cũng như các thiết bị âm thanh trên thị trường hiện nay micro không dây có sóng VHF cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể:

Ưu điểm của sóng VHF trên micro không dây

 Những ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng micro không dây có tích hợp sóng VHF phải kể đến như:

  • Sử dụng micro không dây dễ dàng, tiện dụng, không bị vướng víu, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Ngoài ra, tính linh động của thiết bị này còn vô cùng cao, cho phép người dùng dễ dàng di chuyển, rất phù hợp cho hệ thống âm thanh hội trường, âm thanh phòng họp, âm thanh sân khấu
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Khác với các loại micro không dây trên thị trường, micro sử dụng sóng VHF ít tiêu tốn nguyên liệu hơn nhiều. Có được điều này là nhờ công nghệ tiên tiến, hiện đại của các chuyên gia và nhà khoa học.
  • Hiện nay hầu hết các loại micro không dây thường chạy trên các kênh đơn vì thế cũng hạn chế rất nhiều tình trạng nhiễu sóng do sử dụng nhiều micro cùng lúc.
  • Giá thành rẻ hơn: mang trong mình công nghệ tiên tiến nhưng giá thành của micro có tần số VHF lại tương đối rẻ, phù hợp với đại đa số túi tiền của người dân Việt Nam. Có lẽ, chính vì điều này mà thiết bị này ngày trở nên phổ biến và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Ưu điểm của sóng VHF trên micro không dây

Nhược điểm của micro không dây sử dụng sóng VHF

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì micro không dây sử dụng sóng VHF vẫn còn nhiều hạn chế như sau:

  • Vì dải tần khá hẹp, chỉ dao động trong khoảng 150 – 216 Mhz nên micro dễ bị hú, nhiễu trong quá trình sử dụng gây khó chịu cho người nghe. Đặc biệt, với những chương trình âm nhạc, hoặc các sự kiện lớn thì đây là nhược điểm chí mạng của thiết bị này
  • Phạm vi sử dụng hẹp: Micro không dây tần số VHF thường hoạt động ở những nơi trống trải nếu có vật cản thì bước sóng dễ bị ngăn cách
  • Thiết kế hạn chế: Một trong những vấn đề khiến khách hàng của micro không dây sóng VHF khá quan ngại đó chính là thiết kế. So với các sản phẩm trên thị trường thì chiếc micro có vẻ kém sắc hơn, và không được trau chuốt quá nhiều. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi chọn mua sản phẩm 

Nhược điểm của micro không dây sử dụng sóng VHF

Khi nào nên sử dụng micro VHF 

Với những đặc điểm kể trên của micro sóng VHF thì để thiết bị hoạt động hiệu quả, mang lại tính năng cao nhất thì bạn nên sử dụng sản phẩm cho dàn karaoke gia đình hoặc những không gian với diện tích tầm 50m2 để đảm bảo tín hiệu ổn định nhất. Ngoài ra, hạn chế hướng micro vào loa, nếu bạn không muốn thiết bị của mình xuất hiện tình trạng hú, rè vô cùng chói tai.

Với những người đang muốn sắm cho mình chiếc micro không dây giá rẻ cao cấp thì sản phẩm này cũng là một lựa chọn đáng được quan tâm. Đa phần, các  sản phẩm micro không dây sóng VHF thường có mức giá dao động trong khoảng từ vài trăm đến vài triệu tùy thuộc vào tính năng cũng như thương hiệu của chúng

Ngoài ra, nếu bạn đang muốn có nhu cầu sắm cho mình một thiết bị tiết kiệm nhiên liệu thì micro sử dụng tần số VHF là một lựa chọn tuyệt vời. Thông thường, 1 quả pin của chúng có thể sử dụng liên tục trong vòng 4 tiếng

Khi nào nên sử dụng micro VHF 

Sóng VHF trên bộ đàm là gì?

Ngoài được ứng dụng cho micro không dây, tần số VHF còn được sử dụng chủ yếu trong bộ đàm thương mại từ 136-174 MHz, phục vụ cho công tác liên lạc trên biển nông thôn, nơi địa hình bằng phẳng, ít vật cản…

Sóng VHF trên bộ đàm là gì

Ưu điểm khi sử dụng bộ đàm sóng VHF

Ưu điểm nổi trội khi sử dụng bộ đàm sóng VHF phải kể đến như:

  • Không mất cước phí: Không giống các thiết bị liên lạc thông minh trên thị trường, bộ đàm sử dụng tần số VHF hoàn toàn miễn phí, người dùng chỉ cần điều chỉnh kênh phù hợp để ghép nối 2 hay nhiều thiết bị có cùng tần số với nhau là có thể sử dụng được
  • Không phụ thuộc vào mạng viễn thông công cộng: bộ đàm tiện dụng ở chỗ, kể cả khi không có mạng, bạn vẫn có thể sử dụng thiết bị bình thường
  • Dễ dàng liên lạc: Việc liên lạc thông qua bộ đàm vô cùng đơn giản, người dùng chỉ cần nhấn nút và nói thì các máy khác cùng hệ thống đều có thể nghe thấy được. Điều này đặc biệt hữu ích cho những trường hợp khẩn cấp, phải thường xuyên trao đổi
  • Bộ đàm sử dụng tần số VHF rất phù hợp để sử dụng cho những trường hợp cứu nạn, cứu hộ khi mà điều kiện liên lạc hạn chế như mạng viễn thông công cộng không phủ sóng hoặc bị hỏng

Ưu điểm khi sử dụng bộ đàm sóng VHF

Có thể bạn quan tâm:

Ứng dụng thiết thực khi sử dụng bộ đàm tần số VHF

Bộ đàm có tần số VHF được sử dụng cho rất nhiều trường hợp và không gian khác nhau. Cụ thể:

  • Nhà hàng, khách sạn, cao ốc
  • Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ
  • Lực lượng vũ trang, công an, quân đội
  • Các công ty Dịch vụ bảo vệ
  • Các nhà máy, cảng biển, khu công nghiệp, công trường xây dựng
  • Nhà ga, cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất
  • Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, taxi

Ứng dụng thiết thực khi sử dụng bộ đàm tần số VHF

Mong rằng, với những chia sẻ trên đây của Lạc Việt Audio sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi: Sóng VHF là gì? Từ đó, bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình những thông tin hữu ích nhất. 



MR. Tài 0982 655 355