(6+) Bước thi công, lắp đặt loa âm trần nhanh, an toàn, đẹp
Nội Dung
- Tìm hiểu chung về cách lắp đặt loa âm trần
- Lợi ích khi biết cách lắp đặt loa âm trần
- Cách lắp loa âm trần nhanh chóng, chính xác
- Những thắc mắc thường gặp khi thi công loa âm trần
- Lưu ý khi lắp đặt loa âm trần
- Khoảng cách giữa 2 loa âm trần là bao nhiêu cho phù hợp?
- Lắp đặt loa âm trần nên quan tâm đến trở kháng của loa
“An toàn và tiện ích” có lẽ là những ưu điểm mà nhiều thiết bị âm thanh hiện đại như loa âm trần muốn hướng tới chúng ta. Vậy cụ thể thiết bị loa thông minh này như thế nào? Và việc lắp đặt loa âm trần diễn ra ra sao? Thì hãy cùng Lạc Việt Audio chúng tôi lần lượt tìm hiểu về nó nhé!
Tìm hiểu chung về cách lắp đặt loa âm trần
Loa âm trần là một thiết bị âm thanh rất phổ biến đối với những người đam mê âm nhạc. Tên gọi khác của loa đó là: Loa gắn trần, loa ốp trần. Với vị trí lắp đặt của nó là trên trần nhà, nhờ thế nó phát huy được tối ưu khả năng phóng âm thanh của mình nhưng không tốn diện tích, tăng tính thẩm mỹ.

Lạc Việt Audio sẽ chỉ cho bạn cách lắp đặt loa âm trần chuẩn kỹ thuật, nhang gọn và tốt nhất
Quá trình lắp đặt loa âm trần thường không mất nhiều thời gian, đồng thời không yêu cầu người lắp có trình độ chuyên môn và kỹ thuật quá cao. Bạn có thể tự lắp đặt được, nhưng bắt buộc phải theo các bước và lưu ý sau của chúng tôi trong bài viết dưới đây.
Lợi ích khi biết cách lắp đặt loa âm trần
Không chỉ đơn giản là việc mua về sử dụng, khi biết cách thi công loa âm trần thì chúng ta sẽ có được các lợi ích như:
- Lắp đặt loa âm trần đúng cách giúp âm thanh hay, mượt mà, dùng ổn định và dài lâu.
- Lắp đặt loa âm trần tạo thẩm mỹ và điểm nhấn cho không gian
- Biết cách thi công loa âm trần giúp tiết kiệm chi phí và giảm tối đa thời gian thi công
- Thi công loa âm trần chuẩn còn giúp phòng chống cháy nổ và đảm bảo an toàn về sau cho người sử dụng
Cách lắp loa âm trần nhanh chóng, chính xác
Đây là một kiến thức thực tế bạn có thể làm theo đúng như hướng dẫn, Lạc Việt Audio có video rất thể về cách lắp đặt loa âm trần tuần tự như dưới đây:
=> Cách lắp đặt và thi công loa âm trần đối với loại cơ bản, cần sử dụng kèm với amply thông báo, nghe nhạc.
=> Cách lắp đặt loa âm trần đối với dòng loa âm trần bluetooth hoặc loa âm trần wifi
Nếu các video trên nói nhanh và bạn muốn chi tiết hơn thì có thể thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị lắp đặt và thi công
Chuẩn bị đầy đủ công cụ lắp đặt và thi công sẽ giúp công trình hoàn thành nhanh chóng và đỡ mất công hơn rất nhiều.

Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, và đặc biệt là phải phù hơp với chiều cao trần và không gian lắp đặt
Bạn cần chuẩn bị những thiết bị sau:
- Những chiếc loa âm trần đúng theo thiết kế đã được lên từ trước.
- Khuôn của loa ốp trần
- Ngoài ra còn có: Khoan tường, băng dán điện, kéo điện, kéo sắt, kìm, thang, bút, cưa, thang chữ A hoặc kệ đỡ (đủ chiều cao của trần), nam châm để xác định xương thạch cao (khung thép giữ cố định cho trần thạch cao), đồ bảo hộ và găng tay.
Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt loa phù hợp
Chúng ta đã phải có bản thiết kế hệ thống loa âm trần trước khi thi công và lắp đặt. Bạn cần tuân thủ lắp đặt và xác định đúng những vị trí như thiết kế.

Kiểm tra để tránh vị trí lắp đặt loa có xương thạch cao hoặc khung thép cứng cố định trên trần
- Tuy nhiên, để tránh tình trạng lắp đúng vị trí xương thạch cao , hãy dùng nam châm rà những chỗ bạn định lắp, ở đâu có xương thì ở nam châm sẽ hút, cần tránh nơi ấy ra.
- Ưu tiên lắp đặt loa âm trần thành đường thẳng, nên lắp ở những vị trí như trung tâm căn phòng, hoặc giữa các đèn sẽ tất đẹp và tinh tế.
Xác định được vị trí phù hợp sẽ vừa thẩm mỹ và vừa cho âm thanh hay hơn, chúng ta sẽ phân tích ở mục khoảng cách giữa 2 loa âm trấn là bao nhiêu cho phù hợp.
Bước 3: Tiến hành khoan trần để lắp loa lên
Người thi công lắp đặt loa âm trần cần có tư thế lắp đặt đúng, không bị chới với để dễ dàng thao tác và đảm bảo an toàn.
- Hãy sử dụng thang để tiếp xúc trực tiếp được với những vị trí lắp đặt cao như: Trần nhà,…

Bạn có thể cắt trước khung lắp đặt trên bìa carton rồi sau đó mới áp lên trần và vẽ lại trên trần
- Sau đó hãy ốp khuôn của loa lên bề mặt trần (đối với các loa nhẹ) hoặc vẽ khuôn trên bìa carton (đối với những loa nặng), cắt bìa theo nét vẽ, sau đó áp lên trần.
- Dùng bút đánh dấu lại vị trí của khuôn loa để biết vị trí cần khoan.

Dùng bút/ kéo để đánh dấu lại trên trần khung cần khoét từ tấm bìa carton
- Dùng dao rạch giấy để khắc theo đường đánh dấu của bút. Việc làm này giúp bạn dễ dàng cưa bỏ phần thạch cao để đấu nối loa hơn.
- Dùng cưa để cưa bỏ phần thạch cao theo đừng đánh dấu là bạn đã có một vị trí sẵn sàng lắp loa vào.

Tiến hành khoét trần như phần khung đã được vẽ
Bước 4: Đấu nối và đi dây
- Đấu nối tiếp hoặc song song các loa âm trần với nhau (tham khảo: Cách đấu loa âm trần) tùy vào mục đích lắp đặt loa âm trần cũng như cách sử dụng.

Chúng ta sẽ nối dây trên hệ thố trước sau đó là nối dây và từng chiếc loa
- Đưa hệ thống dây đã đấu nối thông lỗ khoan
- Đưa loa lên trần, điều chỉnh tai loa và cố định loa trên trần. Một số dòng loa khác nhau sẽ có kiểu cố định khác nhau, chúng tôi có ví dụ từng loại ở các video thực tế bên dưới.

Tiền hành điều chỉnh các tai loa để cố định cùng với trần
- Kéo dây đến vị trí gần amply sau có thể đễ đấu ghép vào amply
Nếu như trần thạch cao bị mắc quá nhiều, hoặc trần không thông nhau dẫn đến việc kéo dây khó khăn thì giải pháp đưa ra là: Sử dụng ống gen để đưa dây ở dưới trần nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ cho quá trình lắp đặt.
=> Cách lắp đặt loa âm trần đối với tai loa vặn ốc, có khối lượng từ 2.5kg trở lên.
Hoặc với những loại cao cấp và có khối lượng lớn hơn 3kg bạn có thể tham khảo link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=uNSlv2oBbhQ
=> Cách lắp đặt loa âm trần với tai loa dạng tai bật lò xo dạng ngắn
=> Cách lắp đặt loa âm trần với tai loa dạng tai bật lò xo dạng ngắn
Bước 5: Tiến hành đấu nối dây dẫn với loa/ amply
Trên amply và cả loa âm trần đều có 2 cực là cực âm (-) và cực dương (+), bạn cần đấu đúng cực để không bị cháy thiết bị và loa hoạt động bình thường.

Kết nối cực âm với cổng Com và cực dương với cổng 70V/100V tùy vào công suất bạn muốn
- Đấu cực âm (-) của loa thường có màu ĐEN và có chữ COM với cực âm (-) của amply thường cũng có chữ COM.
- Đấu cực dương (+) của loa thường có màu ĐỎ với cực âm của dương (+) của amply là 70V hoặc 100V. Với công suất của loa khi tại 100V luôn lớn hơn hoặc gấp đôi so với 70V.
Bước 6: Kiểm tra lại quá trình lắp đặt loa lắp trần
- Kiểm tra lại vị trí lắp đặt và loa âm trần đã cố định tốt chưa.
- Bật amply, bật nhạc và thử nghiệm âm thanh trên loa. Để khắc phục ngay khi có lỗi kỹ thuật hoặc chất lượng âm thanh chưa tốt.
- Vệ sinh bề mặt loa và bề mặt lắp đặt sau khi đa hoàn thành

Kiểm tra âm thanh thực tế sau khi đã lắp đặt loa âm trần xong
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn cách lắp loa âm trần mà chúng tôi muốn gửi đến quý khách. Hi vọng sau khi tham khảo những bước phía trên, quý khách có thể tự lắp hoặc giám sát được quá trình lắp đặt những combo loa âm trần tuyệt với cho không gian của mình
Những thắc mắc thường gặp khi thi công loa âm trần
Khi thi công lắp đặt, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan xung quanh, chúng ta cùng đi lướt qua một vài câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề này nhé!
Lưu ý khi lắp đặt loa âm trần
Có một số lưu ý trong quá trình lắp đặt loa âm trần chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn để quá trình thi công nhanh chóng, an toàn và dễ dàng hơn. Cùng tham khảo bạn nhé!

Nếu trần dạng các khuông vuông thì lấy xuống để lắp loa vào trước sau đó mới lắp lên là cách hay nhất
- Kiểm tra độ cao của trần trước, tránh trường hợp mang thang sai độ cao khiến khoảng cách lắp đặt quá khó khăn, vừa không an toàn mà bạn cũng không tiện thao tác trong quá trình làm.
- Khi đấu loa, bạn nên ấn định sợi dây nối mày đỏ (hoặc màu nào đó bạn muốn) là cho dây dương (+), dây còn lại sẽ là cực âm (-), sẽ tránh được việc bị nhầm lẫn.
- Trong phần thông số kỹ thuật của loa âm trần luôn có ghi mức công suất của loa khi nối với nguồn 100V và 70V, bạn hãy lưu ý để chọn cổng suất phù hợp.
- Trước khi bật amply để kiểm tra, hãy để mức âm lượng nhỏ, sau vặn dần lên để nghe, không nên để ở mức lớn dễ khiến loa bị cháy, bị ảnh hưởng xấu hoặc âm thanh to làm giật mình.
- Nếu là trần dạng các tấm thạch cao vuông thì hãy mang tấm ở vị trí cần lắp đặt loa âm trần xuống, lắp ở dưới vừa an toàn mà dễ dàng hơn rất nhiều.
- Loa âm trần nên lắp giữa hai bóng điện, là vị trí hài hòa và đẹp nhất.
- Nếu sử dụng cùng một hệ thống âm thanh, phát 1 loại nhạc cho nhiều tâng và bạn muốn điều chỉnh âm lượng của các tầng, các phòng mà không cần chỉnh amply thi nên lắp chiết áp để điều chỉnh riêng cho từng tấng, từng phòng.
- Nên chọn những nơi dễ đưa dây qua để tránh lãng phí dây nối.
- Nếu chót khoét đúng khu vực có xương thạch cao thì hãy dùng kìm và cưa sắt để xử lý phần xương ấy.

Lắp đặt loa âm trần ở vị trí giữa 2 đèn vừa đẹp mà khả năng gặp xương thạch cao sẽ thấp hơn rất nhiều
Lắp đặt loa âm trần phụ thuộc vào mục đích sử dụng
Chúng ta không thể bỏ công sức và tiền bạc ra để đầu tư vào một thiết bị mà không biết nó phục vụ cho mục đích gì được? Do đó, trước khi có ý định tiến hành lắp đặt loa âm trần hãy xác định rõ mục đích sử dụng của nó. Ví dụ, phục vụ cho âm thanh thôn báo nhà trường, bệnh viện, hoặc phục vụ nhu cầu âm nhạc trong các phòng trà, quán cà phê,…

Nếu sử dụng để thông báo, chỉ cần lắp đặt loại bình thường nhưng nếu để nghe nhạc thì cần loại tốt
Nếu bạn đang muốn lắp đặt để phục vụ mục đích nghe nhạc thì lời khuyên cho bạn là nên lắp nhiều loa có công suất vừa và nhỏ với khoảng cách giữa 2 loa âm trần sẽ gần nhau, như vậy âm thanh sẽ đều thì nghe nhạc cảm thấy hay hơn.
Nếu ban lắp loa thông báo thì có thể lắp những chiếc có công suất lớn hơn với khoảng cách giữa 2 loa âm trần sẽ rộng hơn. để tiết kiệm chi phí lắp đặt và dễ dàng trong quá trình chính sửa sau này.
Chọn lắp đặt loa lắp trần phù hợp với diện tích
Đối với một không gian rộng lớn như: Nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,… thì thi công loa và sử dụng một thiết bị âm thanh này là không đủ. Và việc tiến hành lắp đặt cũng lãng phí công sức. Khi chỉ lắp đặt một sản phẩm loa mà nó không đáp ứng được yêu cầu âm thanh cần thiết cho môi trường đó.

Trần cao trên 3,5m nên lắp đặt loa âm trần công suất trên 10W, không gian càng rộng càng cần dùng nhiều loa
Còn đối với một không gian nhỏ hẹp hơn như: phòng trà, phòng karaoke gia đình, quán karaoke,… thì không nên lãng phí số lượng lớn loa này. Bởi độ bao phủ âm thanh tối thiểu của loa là 5m. Trong những không gian ấm cúng nhỏ hẹp như thế .Thì chỉ cần thi công loa âm trần với số lượng là một. Cũng đủ để phục vụ tốt nhu cầu âm thanh rồi.
Lắp đặt loa âm trần nên lưu ý về công suất để có được sự lựa chọn phù hợp
- Loa âm trần 6W trở lên: Phù hợp để lắp đặt ở các địa điểm như: nhà hàng cao cấp, thư viện ,… Vì có độ ồn khá thấp.
- Công suất loa từ 15W: Phù hợp để lắp đặt ở các địa điểm như: Xưởng may mặc,quán cafe. bệnh viện,… vì có độ ồn lớn hơn một chút. Và việc lắp đặt loa âm trần ở đây có nhiệm vụ chủ yếu để thông báo.
- Công suất loa từ 30W – 60W: Phù hợp để lắp đặt ở các địa điểm như: phòng tập gym, siêu thị, bến tàu xe,.. vì đây là những nơi cần âm thanh to, rõ.
Khoảng cách giữa 2 loa âm trần là bao nhiêu cho phù hợp?
Để thuận lợi trong việc tận hưởng âm thanh .Thì số lượng loa sử dụng trong thi công không phải là điều đáng bàn. Nhưng sử dụng nhiều loa âm trần, vậy khoảng cách giữa 2 loa ốp trần cụ thể là bao nhiêu để đạt tiêu chuẩn?
- Khoảng cách từ 5 mét để nối các loa âm trần lại với nhau. Khoảng cách vừa đủ sẽ giúp chất lượng âm thanh được tốt nhất. Khả năng lan tỏa của âm thanh cũng được đầy đủ hơn trong mọi không gian.
- Khoảng cách từ 1 mét đến 2 mét so với tường (tùy không gian lớn hay nhỏ)

Khoảng cách giữa 2 loa âm trần là bao nhiêu cho phù hợp
Một cách kỹ lưỡng và trực quan hơn, bạn có thể xem trong video hướng dẫn sau:
Lắp đặt loa âm trần nên quan tâm đến trở kháng của loa
Thiết bị amply sẽ phải làm việc cật lực hơn nếu thiết bị loa ốp trần có kháng trở thấp. Muốn chất lượng âm thanh vẫn được ổn định. Thì cách kết nối loa sẽ là: Nên lựa chọn amply có công suất cao để khắc phục được hiện tượng kháng trở thấp. Hoặc lựa chọn amply có công suất thấp hơn để phù hợp với những loại loa có trở kháng cao. Bởi kháng trở của loa cũng luôn tỷ lệ thuận với công suất của amply.

Tổng trở kháng của loa cần lớn hơn amply và tổng công suất phải nhỏ hơn amply
Việc lắp đặt loa âm trần là cần thiết và thu về nhiều tiện ích như thế! Vậy tại sao chúng ta chưa thử một lần trải nghiệm nó. Hãy nhanh chóng liên hệ với Lạc Việt Audio chúng tôi để có thêm thật nhiều hiểu biết về dòng loa đang rất thịnh hành này. Đồng thời, có thêm kiến thức về quá trình lắp đặt loa âm trần. Để tự mình làm chủ được những thiết bị đang ngày ngày phục vụ cho chính cuộc sống của chúng ta.
Phan Quân
Bài viết rất dễ hiểu, cám ơn bạn
Lạc Việt Audio
Vâng em cám ơn a ạ
Le quang Long
Bài hướng dẫn lắp đặt của bạn rất dễ hiểu
Lạc Việt Audio
vâng, em sẽ cố gắng hơn nữa trong các bài sau