Cách lựa chọn loa và amply ghép với nhau theo trở kháng

Lạc Việt Audio 22/09/2020 3596 lượt xem

Việc lựa chọn amply nào ghép với loa karaoke nào luôn là một vấn đề hết sức đau đầu, càng đau đầu hơn khi đó là việc lựa chọn theo trở kháng vì nó hơi mang tiếng học thuật một chút. Tuy nhiên, khi nắm được nguyên tắc rồi thì bạn sẽ thấy việc ghép loa và amply cũng như cục đẩy dựa vào trở kháng là cực kỳ dễ dàng. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Mối liên hệ của loa, tai nghe và amply (cục đẩy công suất)?

Các thiết bị này có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ với nhau. Nếu bạn phối ghép sai nhẹ thì âm thanh sẽ không được hay mà nặng thì có thể làm cho hỏng loa hoặc amply. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ vấn đề này.

Trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là định nghĩa trong dòng điện xoay chiều nó chứa thêm thông tin về độ lệch pha.

Các tính trở kháng của thiết bị âm thanh

Trở kháng trong kết nối nối tiếp là rất đơn giản, giá trị của chúng cứ cộng thêm vào.

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +… + R(n)

Điện trở song song có một chút khó khăn. Đó là nghịch đảo các giá trị của chúng:

Do vậy: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +… + 1/R(n)

Vì sao phải quan tâm đến trở kháng khi ghép amply và loa

Như ta có thể thấy P=U2/R. Như vậy nếu trở kháng giảm thì công suất sẽ tăng. Bạn không tính toán được công suất phù hợp sẽ làm cho loa hoặc amply của bạn bị cháy là điều đương nhiên.

Công suất của amply với công suất của loa

Để đảm bảo hệ thống âm thanh được hoạt động ổn định, thì tốt nhất bạn phải đảm bảo rằng công suất của amply luôn lớn hơn của loa, tốt nhất là gấp đôi thì sẽ vừa đảm bảo âm thanh ra được căng tiếng, vừa đảm bảo không có tình trạng amply hoặc là loa bị chập cháy.

Thông số cơ bản của loa chắc chắn sẽ có cột: Trở kháng định danh

Thông số cơ bản của loa chắc chắn sẽ có cột: Trở kháng định danh

Giải thích theo vật lý thì: P = U*U/R

Trong đó, P là công suất, U là điện thế bình thường không đổi, khi R là tổng trở của loa nhỏ hơn R tổng trở của ampli thì P là công suất của loa sẽ lớn hơn rất nhiều công suất của ampli. Vì vậy hiện tượng chập cháy ampli rất dễ xảy ra.

Nhìn đây ta có thể thấy rằng bạn phải giữ ổn định R của 2 thiết bị là amply (cục đẩy) sau đó thì Hiệu điện thế thay đổi bao nhiêu thì công suất của 2 thiết bị cũng sẽ đều bằng nhau nên sẽ không vấn đề gì. Nhưng giả sử:

Trường hợp amply của bạn là 4Ohms cho công suất là X, loa của bạn chỉ là 2OHMS sẽ cho công suất là Y khi này công xuất của Y sẽ gấp 2 lần của X nếu như loa không chịu được công suất này nó sẽ bị cháy là điều chắc chắn.

Các bạn lưu ý, khi đấu loa với amply. Nếu loa là 8OHMS thì các bạn đấu đúng vào cổng 8OHMS trên amply, tránh đấu sang cổng khác thì công suất nó cũng sẽ thay đổi và lâu dần thì amply hoặc loa của bạn sẽ bị hỏng.

Thông số trở kháng trên loa và amply được biểu hiện ở đâu

Trên amply(cục đẩy) và loa đều có ghi rõ trở kháng của nó cụ thể là bao nhiêu. Khi mua bạn có thể xem ở catalog hoặc hỏi trực tiếp tư vấn viên thì sẽ có chỉ số này cụ thể.

Amply cho loa âm trần có ghi rõ cổng trở kháng cao hoặc thấp dùng cho từng loại loa

Amply cho loa âm trần có ghi rõ cổng trở kháng cao hoặc thấp dùng cho từng loại loa

Mẹo: Với loa thì bạn có thể tự biết được trở kháng của nó là bao nhiêu bằng cách đếm số lượng loa. Thường 1 bass sẽ là 8Ohms, 2 bass sẽ là 4 OHMS và 3 bass sẽ là 2 OHM, amply thì bắt buộc bạn phải đọc và xem catalogue.

Kiến thức bạn chưa biết về trở kháng

  • Loa sẽ thường chỉ có 3 mức trở kháng là 8Ohms, 4Ohms, 2 Ohms.
  • Amply thì trở kháng nó khá đa dạng và tùy loại bạn phải xem ở catalog
  • Loại loa có trở kháng cao nhất là loa âm trần nó có thể lên đến hàng nghìn OHMS và nó phải dùng loại amply cho loa âm trần riêng biệt.

Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này của Lạc Việt Audio, các bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về trở kháng của amply và loa để biết cách phối ghép chúng sao cho hợp lý nhé!



MR. Tài 0982 655 355