Cách đấu cục đẩy 4 kênh, 2 kênh trong 2 phút- chuẩn- an toàn
Nội Dung
Cục đẩy 4 kênh và đẩy 2 kênh đang được dùng rất nhiều hiện nay. Thế nhưng cách đấu cục đẩy 4 kênh, 2 kênh nhanh, dễ hiểu có nhiều người vẫn chưa nắm được. Nên hôm nay Lạc Việt Audio xin chia sẻ với bạn đầy đủ và kỹ càng về chủ đề này.
Hiểu vể cục đẩy 4 kênh và cục đẩy 2 kênh
Tổng quan cục đẩy 2 kênh và 4 kênh để chúng ta có được kiến thực chuẩn ngay từ đâu. Đấu ghép tránh sai sót và nhanh hơn.

Cách đấu cục đẩy 4 kênh, 2 kênh khá đơn giản nhưng bạn cần hiểu về nguyên tắc của nó
Cục đẩy 4 kênh và 2 kênh đều là các thiết bị khuếch đại công suất, nó đóng vai trò quan trọng để biến tín hiệu âm thanh từ mức thấp lên mức cao và cực cao. Cho hệ thống loa có thể nhận và phát thành tiếng to, rõ ràng. Vì thế nên tín hiệu đi ra từ cục đẩy khá mạnh mẽ, cần đấu chuẩn nếu không sẽ có thể gây cháy, hỏng loa hoặc hỏng chính cục đẩy.
Nhưng thiết bị cần đấu với cục đẩy 4 kênh và 2 kênh
Trong quá trình phối ghép một bộ dàn, đẩy là thiết bị ở giữa nên nó vừa cần nhận và vừa cấp tín hiệu.

Nhưng thiết bị cần đấu với cục đẩy 4 kênh và 2 kênh bao gồm cả hệ loa, vàng số, mixer,…
Những thiết bị sẽ đấu với cục đẩy 4 kênh, 2 kênh bao gồm:
- Thiết bị cấp tín hiệu nguồn vào cho đẩy 4 kênh như vang số, vang cơ, bàn mixer,….
- Thiết bị nhận tín hiệu từ đẩy: Các hệ loa, từ công suất nhỏ đến lớn như loa karaoke, loa hội trường, loa array,…..
- Các cục đẩy khác: Để lấy tín hiệu nguồn. Ví dụ có 1 mixer mà có tời 8 cục đẩy thì chỉ cần đấu mixer vào 1 đẩy 4 kênh, sau đó link tín hiệu sang các đẩy khác, không cần nối mixer với cả 8 đẩy.
Những lưu ý quan trọng trước và sau khi đấu cục đẩy 4 kênh, 2 kênh
Để chắc chắn được sự an toàn của bạn cũng như toàn hệ thống trước và sau khi đấu cục đẩy 4 kênh, 2 kênh, chúng tôi có những lưu ý bên dưới. Đây là kinh nghiệm thực tế mà bạn rất cần lưu tâm.

Cục đẩy khi đã cắm điện thì cổng OUT có thể giật nên bạn tuyệt đối không nên sờ tay vào cổng này
Lưu ý trước khi đấu cục đẩy 4 kênh
Trước khi cách đấu cục đẩy 4 kênh, 2 kênh bạn cần hiểu về chính chiếc cục đẩy bạn muốn đấu, các thông số kỹ thuật quan trọng.

Các loại cổng bạn cần nắm được để còn chuẩn bị dây nối và cắm đúng vào vị trí cần
Những điều này bao gồm:
- Tín hiệu ra của cục đẩy là tín hiệu mạnh, có thể giật nên chúng ta không sở trực tiếp vào cổng OUT bằng tay trần – ” Giật vỡ mồm” nếu đã cắm điện và đẩy đang hoạt động.
- Mức công suất đầu ra của mỗi kênh: Công suất loa phải bé hơn công suất đẩy ít nhất 20%. Ví dụ: Bạn có đẩy 4 kênh, mỗi kênh 500W => Mỗi kênh chỉ nên đấu với hệ loa có công suất là: 500 – 500×20% = 500 – 100 = 400W.
- Các chế độ trở kháng và cầu nối: Trở kháng của loa phải lớn hơn hoặc bằng trở kháng của đẩy 4 kênh. Ví dụ: Đẩy có 3 chế độ trở kháng là 2, 4 và 8 Ohm, khi đấu với chế độ nào thì cũng cần hệ loa có cùng mức trở kháng đó. Nếu đẩy có trở kháng lớn hơn hệ loa, đẩy sẽ cháy.
- Các cổng INPUT, OUT PUT: Biết các loại cổng đấu để bạn biết mà còn chuẩn bị dây nối phù hợp. Ví dụ đấu cục đẩy 4 kênh có cổng OUT dạng Speakon thì ta chuẩn bị dây có đầu Speakon, nếu chỉ là loại dây thường thì chúng ta chỉ cần chuẩn bị dây loa thông thường.
- Ý nghĩa của hệ đèn báo mặt trước của cục đẩy 4 kênh, 2 kênh: biết để khi đấu và dùng bạn thấy có hiện tượng gì còn kịp thời điều chỉnh. Ví dụ: cục đẩy báo đèn clip, cục đẩy báo đèn protect,…

Đây là dây loa dạng Speakon được dùng để đấu với những loại đẩy 2 kênh, 4 kênh có cổng Speakon
Lưu ý sau khi đấu cục đẩy 4 kênh
Sau khi đấu xong bận mới nên bật đẩy, cho thử nhạc vào và kiểm tra xem nó đã chạy trơn tru chưa. Ban đầu nên để mức công suất ở min – thấp nhất, sau đó mới chỉnh chiết áp to dần lên để tránh đẩy hay loa bị sốc tín hiệu.

Nên đấu xong mới bật đẩy và vặn công suất từ nhỏ đến lớn
Khi đã bật điện thì chúng ta không sờ tay trực tiếp vào các cổng OUT của đẩy, chỉ được chạm vào các khi vực khác thôi, để tránh bị giật.
Cách đấu cục đẩy 4 kênh trong nháy mắt
Dưới đây là các bước đầy đủ để bạn đấu cục đẩy 4 kênh nhanh chóng. Chỉ cần làm đúng theo quy trình này, chắc chắn an toàn và dài lâu.
Bước 1: Đấu cục đẩy 4 kênh với các thiết bị cấp nguồn thông qua cổng INPUT ( hoặc IN). Nó sẽ có Chanel 1 (CH.1), Chanel 2 (CH.2), Chanel 3 (CH.3) và Chanel 4 (CH.4) để đưa tín hiệu cho hai kênh loa trái và phải. (Bên cạnh có cổng LINK để đưa sang các đẩy khác.

Các cổng INPUT và Link của đẩy 4 kênh, thường đã có kí hiệu khá rõ ràng
Tham khảo: Cách đấu 2 cục đẩy công suất
Bước 2: Đấu cục đẩy với loa thông qua cổng 4 cổng OUTPUT (đôi khi sẽ viết là SPEAKER), bên trên sẽ có thêm cổng BRIDGE (BRG) là cổng nối cầu hai kênh. Hướng dẫn cặn kẽ kết nối tại từng cổng 1 có ở bài viết: Cách đấu loa với cục đẩy.

Các cổng OUTPUT và BRIDGE của đẩy 2 kênh trông sẽ khác biệt hẳn
Bước 3: Bật nhạc, kiểm tra thử và điều chỉnh nếu chưa ra tiếng hay tín hiệu bị xè xè.
Chúng tôi có những bài chuyên sâu hơn để hướng dẫn kết nối đẩy với từng thiết bị. Bạn đang cách đấu cục đẩy 4 kênh với thiết bị nào có thể tham khảo đúng thiết bị đó.
=> Các đấu cục đẩy công suất với mixer
=> Cách đấu vang số với cục đẩy công suất
Cách đấu cục đẩy 2 kênh dễ dàng
Cũng tương tự như cách đấu cục đẩy 4 kênh, cục đẩy 2 kênh thì chỉ có 2 cổng OUT ra cho loa, còn cổng INPUT thì giống nhau. Cách đấu cục đẩy kênh có phần đơn giản hơn so với cục đẩy 4 kênh, do nó có ít cổng hơn, khó bị nhầm lẫn hơn.

Cách đấu cục đẩy kênh cũng không khác gì so với cục đẩy 4 kênh
Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn biết cách đấu cục đẩy 4 kênh, 2 kênh với các thiết bị khác một cách nhanh chóng và an toàn.
Mua cục đẩy 4 kênh, 2 kênh tốt, dễ đấu nhất tại Lạc Việt Audio
Lạc Việt Audio hiện đang cung cấp rất nhiều thiết bị âm thanh chính hãng với mức giá hấp dẫn và vô cùng ưu đãi cho các khách hàng. Trong đó không thể thiếu các dòng cục đẩy 4 kênh, 2 kênh chất lượng cao.
Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các thiết bị âm thanh hay muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm của chúng tôi. Đừng ngần ngại gọi ngay số 0982 655 355 để chúng tôi có thể tư vấn miễn phí cho bạn nhé.
Gửi tới các bạn lời chúc vui vẻ và hân hoan!