Âm Bass, mid, treble là gì? Bí quyết phân biệt các dải tần âm thanh
Nội Dung
Nếu là người yêu nhạc hay sành về các thiết bị âm thanh thì hẳn các thuật ngữ như âm bass, mid, treble bạn đã từng nghe qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu các thuật ngữ này nói về điều gì, chính xác áp dụng nó ra sao. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về các thuật ngữ nói trên.
Xem thêm:
- Trở kháng là gì? Mối liên hệ giữa trở kháng và chất lượng âm thanh
- Cách tải nhạc vào USB, thẻ nhớ
- Giải đáp nhanh: Loa đứng là gì? Loa nằm là gì?
Âm bass là gì?
Âm thanh được tạo nên nhờ những sóng dao động cơ học, đặc biệt là tần số. Tai của con người có thể nghe được âm thanh trong khoảng tần số từ 20Hz đến 20kHz (tần số dao động từ 20 đến 20.000 lần/giây), những tần số nào vượt ra khỏi giới hạn từ 20Hz đến 20kHz sẽ được gọi là hạ âm (thấp hơn 20Hz) và siêu âm (cao hơn 20kHz). Để dễ phân biệt, người ta thường chia dải tần số âm thanh ra làm 3 loại: âm bass, mid, treble. Trước hết, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio đi tìm hiểu âm bass, đặc điểm và khái niệm của âm bass ngay dưới đây nhé
Khái niệm âm bass là gì? Bass trong tiếng anh được hiểu như thế nào?
Âm bass hay còn được biết đến với cái tên là âm trầm là các dải tần số thấp. Dải tần số của bass thường dao động từ 16Hz đến 256 Hz. Âm bass tốt sẽ tạo ra chất lượng âm thanh hay hơn, tròn trịa hơn, đem đến thứ âm nhạc giàu cảm xúc cho người nghe. Do đó, loa bass là thiết bị không thể vắng mặt trong các dàn karaoke.
Trong tiếng anh, bass có nghĩa là giọng trầm, giọng nam trầm hay những người hát giọng trầm. Thông thường, bass được chia làm hai loại chính:
- Bass guitar: Guitar điện có những nốt rất thấp
- Bass clef: Khoá Fa
Những chất giọng nam chuyển từ cao xuống trầm là: Countertenor, tenor, baritone, bass. Còn những giọng nữ chuyển từ cao xuống trầm là: Soprano, mezzo-soprano, contralto.
Ngoài ra, bass trong tiếng anh còn được hiểu theo một số nghĩa khác như sau:
- Trong kinh tế: Bass là cá vược, không thay đổi khi ở dạng số nhiều
- Trong lĩnh vực điện: Bass là tiếng trầm thể hiện tần số thấp trong dải âm thanh mà con người có thể nghe được.
- Trong xây dựng: Bass được hiểu với nghĩa là đất sét rắn
Phân loại âm bass trên thị trường hiện nay
Âm bass là dải tần âm thanh dễ nhận biết nhất trong các dải tần kể trên, tuy nhiên đây lại là dải tần gây nhiều nhầm lẫn cho người sử dụng.
Âm bass được phân chia thành 3 dạng:
- Low bass (Deep bass) : ~ 20Hz – 80Hz
- Bass : ~ 80Hz – 320H
- Upper bass (High bass) : ~ 320Hz – 500Hz
Rất nhiều người cho rằng bass hay là âm lượng phải lớn, tiếng bass phải vang. Nhưng đây là một đánh giá hoàn toàn sai lầm. Âm thanh chỉ cho ra hay nhất khi tái tạo một cách chân thực và đầy đủ nhất. Không ít người dùng nhầm lẫn giữa “độ sâu” và “cường độ” của bass. Từ đó mà có những nhận định sai lầm về tiếng bass. Vậy tiếng bass như thế nào được gọi là hay và đạt chuẩn?
Thế nào là tiếng bass hay, đạt chuẩn chất lượng
Để đánh giá đúng chất lượng tiếng bass thì chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Các thiết bị hỗ trợ trong dàn âm thanh như amply, loa, dây truyền tín hiệu, nguồn phát nhạc
- Không gian phòng nghe
- Kích thước của thùng loa
Do đó, tiếng bass hay không chỉ đơn giản là càng nhiều, càng mạnh là tốt. Thì theo các chuyên gia âm thanh, việc sử dụng quá nhiều loa bass sẽ làm tập hợp đa dạng các loại âm thanh ầm ĩ, gây rung chuyển không gian. Mà kết quả cho ra là không nghe rõ lời, cũng như âm thanh trầm quá nhiều, tái tạo không thực tế.
Vai trò quan trọng của âm bass trong loa bass
Âm bass được coi là cột sống của một bài hát, đi xuyên suốt theo giai điệu bài hát đó. Âm bass có nhiệm vụ tái tạo âm thanh một cách chân thực, sống động, đem đến cho người nghe những trải nghiệm âm thanh đa dạng hơn.
Loa bass là một trong những thiết bị âm thanh giúp tạo nên hệ thống loa hoàn chỉnh. Khi sử dụng loa bass, đôi khi, bạn không cần quan tâm đến loa mid hay treble. Lúc đó, loa bass được dùng riêng biệt và được gọi với cái tên là loa sub. Loa bass trong dàn âm thanh có chức năng quan trọng tạo ra dải trầm trong âm thanh, giúp đưa ra âm thanh chắc, khỏe, mạnh mẽ.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới âm bass
Có thể coi âm bass là linh hồn của âm thanh, mang đến những giai điệu tuyệt vời thỏa mãn nhu cầu của người nghe. Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể tái tạo hoàn hảo hệ thống âm tần này là điều vô cùng khó khăn vì chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như:
- Phòng nghe
- Dây truyền tín hiệu
- Nguồn phát nhạc
- Amply
- Dàn loa
Chính vì vậy, nếu như bạn muốn hệ thống âm thanh nhà mình đạt chuẩn nhất, nâng cao hiệu ứng thì cần phải quan sát và tính toán tỉ mỉ, kể cả với những chi tiết nhỏ nhất
Âm bass trong các thuật ngữ khác
Trong âm nhạc, âm bass được hiểu là âm trầm với dải tần trong khoảng 16-256Hz. Trong thực tế, âm bass còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ:
- Bass trong nhạc cụ: Chỉ những âm thanh tạo ra tiếng bass như: Guitar bass acoustic, trống bass, bass trombone, bass trumpet, bass violin, bass acoustic, bass saxophone…
- Trong nhạc cổ điển: Các hình thức bass: Basso concertante hoặc basso cantante.
- Bass trong giọng: Giọng đặc biệt của nam giới, đó là giọng trầm.
- Bass continuo: Dòng nhạc tạo ra sự tiến triển giao hợp âm cho toàn bộ bản nhạc hòa tấu, giao hưởng, thành lễ. Với nhạc bassline được chơi bởi organ organ hoặc harpsichord cùng những hợp âm được người chơi ngẫu hứng nhạc cụ hợp âm theorybo, lute, harpsichord…
- Từ bass còn được dùng trong địa danh, họ, tên riêng, khóa bass….
Âm Mid là gì?
Trong hệ thống âm thanh, bên cạnh âm bass thì âm mid cũng là một trong những thông số quan trọng, khiến nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của âm mid ngay dưới đây nhé!
Khái niệm âm mid là gì?
Âm mid là dải tần âm thanh thường gặp nhất trong cuộc sống. Nó xuất hiện và gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của chúng ta. Âm mid bao gồm: tiếng nói, tiếng động vật, âm thanh từ vật dụng, xe cộ,……..Do sự thân thuộc này mà đôi tai của chúng ta rất nhạy cảm với âm thanh tầm trung MID. Khả năng đánh giá bằng đôi tai của chúng ta cũng đặc biệt hơn ở dải tần âm thanh này so với âm bass hay treble.
Âm Mid hay còn được gọi là âm trung, là mức âm thanh có dải tần trong khoảng từ 500 Hz đến dưới 6kHz. Một âm Mid được đánh giá là hay khi tái tạo âm thanh một cách rõ ràng, mượt mà, đem đến cho người nghe cảm giác dễ chịu.
Phân loại âm Mid trên thị trường hiện nay
Nằm trong khoảng dải tần khá rộng 500Hz đến dưới 6kHz, do đó, âm Mid được chia thành 3 mức cơ bản:
- Âm mid trầm (Low mid) : ~500Hz – 1kHz
- Âm mid trung (mid) : ~1kHz – 2kHz
- Âm mid cao (high mid): ~2kHz – 6kHz
Có thể bạn quan tâm:
- Power amplifier là gì? Một vài điều thú vị về Power amplifier
- Sóng radio là gì? Khám phá thú vị về bí mật của sóng radio
- Giải pháp truyền thanh không dây chất lượng cao cho làng xã
Thế nào là âm mid hay, đạt chuẩn?
Để đánh giá về âm mid chúng ta có những thuật ngữ như mid dày, mid mỏng,…….Việc tái tạo âm thanh đề cao tính chân thực trong chất lượng âm thanh đầu ra vì vậy mid dày, hay mid mỏng đều đem lại cảm giác chất âm thô, thiếu mềm mại, khiến cho giọng hát ca sĩ trở nên “chát”. Từ đó làm giảm sự hấp dẫn trong việc thưởng thức âm nhạc nói riêng và âm thanh nói chung.
Âm mid được coi là “đạt tiêu chuẩn” khi người nghe cảm nhận được sự ấm áp trong từng nốt nhạc, rõ ràng và chi tiết trong từng âm thanh và đem đến cảm giác dễ chịu khi thưởng thức.
Các thuật ngữ liên quan đến âm mid
Thuật ngữ khi miêu tả âm thanh mid hay: ngọt, mượt, đầy đặn
Thuật ngữ khi miêu tả âm thanh mid dở: mid mỏng, mid dày,…
Âm mid hay( đạt tiêu chuẩn) là khi người nghe có cảm giác âm tần này rõ ràng, ấm, dễ chịu….. Một nhà đánh giá thiết bị âm nhạc nổi tiếng đã từng phát biểu: Không có tiếng Mid âm nhạc không là gì cả.
Âm treble là gì?
Trong dải tần âm thanh, âm treble cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy âm treble là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé
Khái nhiệm âm treble là gì?
Âm Treble là dãy âm có tần số cao (dao động trong khoảng 6kHz – 20kHz). Có thể nói âm treble chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự nhấn nhá cho bản nhạc, góp phần làm tăng sự tươi sáng, sắc bén trong âm thanh mà chúng ta nghe được.
Một âm treble “hay” sẽ không quá “gắt” hay “chói tai” và tinh tế, trong vắt như pha lê, tạo nên một chất âm vô cùng đặc biệt. Nếu coi âm Bass là giai điệu dẫn dắt, âm Mid là những thanh âm đem đến sự hài hoà thì treble chính là điểm nhấn, là nền cho những bản nhạc.
Tần số quan trọng của âm Treble
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khoảng tần số nghe được của con người đạt trong ngưỡng 20Hz – 20kHz.. Tuy nhiên, ở tầng tín hiệu cao hơn thế (>20kHz) con người vẫn có thể cảm nhận được. Do đó, những chuyển biến trong màu sắc âm thanh của dải âm treble như độ chi tiết, tươi sáng, rõ nét trong một bản nhạc vẫn được người nghe cảm nhận rõ ràng.
Vì lý do trên mà các nhà sản xuất âm nhạc có những “bước đi táo bạo” đưa âm treble vượt ngưỡng 20kHz để kích thích các giác quan của người nghe thay vì chỉ đánh trọng tâm vào thính giác.
Vai trò của âm Treble trong hệ thống âm thanh
Thông thường âm treble dao động trong khoảng 6kHz – 20kHz, điều này vừa đạt ngưỡng nghe của người thưởng thức, vừa giúp cho âm thanh phát ra trong trẻo, thánh thót, độ chi tiết trong âm sắc cao mà không bị đanh tiếng, chói tai.
Âm treble có vai trò lớn trong việc làm tăng độ chi tiết trong âm thanh. Trong một bản nhạc, treble sẽ làm cho âm thanh trở nên tươi sáng, rõ nét. Nhờ đó, đem lại cảm giác thú vị cho người nghe.
Hướng dẫn chỉnh Treble hay nhất
Cách hòa trộn âm treble với các âm bass hay mid sao cho hay nhất, hài hòa nhất không phụ thuộc hoàn toàn vào các thiết bị âm thanh mà bạn hiện có như bàn trộn mixer hay amply,…..mà chúng được đánh giá thông qua thiết bị phát thanh, cảm nhận và năng lực đánh giá âm thanh của người nghe.
Âm thanh treble được đánh giá là hay khi thể hiện được độ chi tiết, sắc bén tiệm cận âm thanh từ nguồn âm. Tuy nhiên, việc hòa trộn âm bass, mid, treble như thế nào cho hay thì lại phụ thuộc vào cảm nhận của người thưởng thức âm nhạc.
Vai trò quan trọng của âm Treble trong loa treble
Loa treble là thiết bị âm thanh không thể vắng mặt trong các dàn loa karaoke, loa nghe nhạc hay loa bluetooth. Tầm quan trọng của nó được khẳng định ở chỗ nếu thiếu đi thiết bị này thì bản nhạc phát ra sẽ mất đi âm sắc, độ bay bổng, độ phiêu. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng âm thanh đem lại không còn được hay, được tốt, ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức âm thanh của người nghe.
Loa treble thường được thiết kế lắp đặt ở phần thân loa để thực hiện dễ dàng công việc tái tạo âm thanh ở dải tần cao. Nhờ vậy, người nghe có thể cảm nhận rõ ràng những âm thanh nằm ở tần số cao.
Hướng dẫn điều chỉnh âm bass, mid, treble hay nhất
Để hệ thống âm thanh hoạt động tốt thì người dùng cần biết cách chỉnh âm bass, mid, treble sao cho phù hợp nhất. Mỗi người có cách thưởng thức âm nhạc khác nhau, vì vậy, người dùng cũng có thể căn chỉnh sao cho phù hợp, hài hòa nhất.
Cách chỉnh âm bass, mid, treble qua amply
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại amply với thiết kế khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều được tích hợp các nút điều chỉnh như:
- Hi: Điều chỉnh âm treble
- LO: Điều chỉnh âm bass
Hệ thống nút nàu thường được phân bốn ở 4 vùng Music, Echo, Mic và một vùng riêng biệt. Khi tiến hành điều chỉnh Hi và Lo ở Mic và Echo thì sẽ tác động trực tiếp đến mic. Còn khi điều chỉnh HI và LO ở vùng Music thì sẽ tác động trực tiếp đến giai điệu và âm thanh bài hát. Nếu muốn chỉnh cả âm thanh phát ra từ mic và bài hát có thể chỉnh sửa trực tiếp tại hai nút LO và HI ở vùng riêng biệt.
Cách chỉnh âm bass, mid, treble qua loa
Ngoài điều chỉnh âm bass, mid, treble qua amply thì bạn còn có thể điều chỉnh qua loa, vô cùng thuận tiện. Thông thường với các âm bass, giọng nữ thường yếu hơn nên điều chỉnh âm bass giảm, còn giọng nam cao hơn nên điều chỉnh âm bass cao. Với âm treble thì ngược lại, giọng nữ thì nên điều chỉnh cao hơn, còn giọng nam thì điều chỉnh thấp hơn.
Việc chỉnh âm bass, mid, treble qua loa tương đối dễ dàng và đơn giản, người dùng chỉ cần nhìn các ký hiệu được tích hợp trên loa là có thể dễ dàng nhận biết.
Tuy nhiên, nếu không chắc chắn thì tốt nhất, bạn nên tìm đến các chuyên gia âm thanh như Lạc Việt Audio để được tư vấn và hướng dẫn tốt nhất
Một số kiến thức âm thanh quan trọng:
- Loa đứng hát karaoke có hay không? Các dòng loa đứng hát ấn tượng
- Bí quyết phân biệt loa Bose thật và giả đơn giản nhất
- {4+} cách chọn loa âm trần không phải ai cũng biết
Các khái niệm liên quan khác
Trong dải tần âm thanh, ngoài âm treble, âm mid, âm bass thì còn một số các khái niệm liên quan khác mà bạn đọc cần quan tâm như:
- Airy: Thể hiện khả năng bay cao, bay xa của âm thanh và không gian nghe nhạc. Thông thường, khái niệm này thường đặc trưng cho những chiếc headphone opened-back
- Analytical: Thể hiện khả năng tách các lớp, các bè của một bản nhạc hay một giai điệu nào đó
- Balance: tính từ dùng để nói về chiếc tai nghe được cân chỉnh làm hài hoàn các dải âm, để đảm bảo không có tần âm nào vượt trội, nổi bật nhất
- Bassy: một tai nghe gọi là bassy là khi những âm trầm từ 200Hz trở xuống được nhấn mạnh, có cường độ lớn.
- Bloat: tính từ, thường dùng để chỉ những tiếng mid-bass thừa lượng, bị vang, nghe um um tầm 250Hz
- Boomy: cái này là gọi là bass rền, bass ù bị dư về lượng, mất kiểm soát với mức âm tầm 125Hz
- Bright/ Brightness: thường thể hiện sự rõ ràng và trong sáng của âm trung và âm cao chứ không phải là chói, gắt như nhiều người nhầm tưởng
- Congestion: các tầng âm chồng lên nhau, dính tiếng
- Dark/ Dull: hướng đến những tai nghe âm cao và âm trung không quá nổi trội
- Decay: dùng để đánh giá tốc độ lắng đọng của một tiếng búng guitar, 1 ngón đàn piano, tiếng ngân của giọng người.
- Depth: Cho người xem biết chiều sâu của âm thanh
- Details: thông tin chứa thể hiện có tốt hay không, dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc, thể hiện gãy gọn, sắc sảo.
- Forward: Thông thường được biểu hiện rõ ràng và sắc nét nhất ở trung âm. Khái niệm này để thể hiện các dải âm khác có cường độ nhỏ hơn trung âm
- Fun: một kiểu âm đầy năng lượng với upper bass đánh căng, lực, nghe lớn hơn những âm khác. Dễ thấy nhất là một vài tai nghe như AKG Y55, Philips A1 Pro.
- Harsh: Thể hiện tình trạng chói gắt của hệ thống âm thanh khi âm treble và âm cao bị đẩy lên quá mức tầm 2kHz đến 6kHz. Harsh
- Imaging: hay còn được biết đến với cái tên âm hình chính là sự sắp xếp của nhạc cụ trong quá trình sử dụng. Để có thể xác định âm hình trong tai nghe có thật sự ổn định và chất lượng hay không là điều tương đối khó, đòi hỏi bạn phải nghe nhiều nhạc và có một đôi tai nhạy bén. Thực tế, nghe nhiều thì mới tìm ra được âm hình chung nhất, chính xác nhất. Tuy nhiên, để có thể làm được điều này thì một vấn đề thiết yếu cần phải có chính là tai nghe tham chiếu với mục đích so sánh, đối chứng
- Lush: Thể hiện những giai điệu ấm áp, quyến rũ, bao trùm lên toàn bộ hệ thống âm thanh
- Microphonics: dây dẫn, bóng đèn, hấp thụ tác động cơ học như gõ, búng, gió thổi vào. Bạn có thắc mắc sao mấy con in-ear đeo trên tai gõ vào dây nghe bụp bụp ko. Đó là hiện tượng microphonics. Đối với đèn, nếu cấu trúc cơ khí bóng đèn không tốt, lỏng lẻo thì khi gió quạt thổi vào tai cũng nghe tiếng “coong coong” kéo dài từ loa hoặc tai nghe.
- Muddy: khái niệm Muddy trong âm thanh thể hiện sự mù mịt, không rõ tiếng. Để có thể dễ dàng nhận diện được điều này, bạn có thể sử dụng một cục bông nhét vào lỗ tai, thì cảm giác mà bạn nhận được chính là Muddy
- Openess: Thể hiện sự hài hòa giữa chiều sâu, chiều rộng của thanh â
- Sibilant: Thể hiện những thanh âm chói, gắt. Thông thường, trong hệ thống âm thanh, người dùng thường k thích có sự xuất hiện của Sibilant
Mong rằng, với những chia sẻ của Lạc Việt Audio trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về âm bass, mid, treble. Từ đó, bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình những thông tin hữu ích nhất.